Nền tảng trò chơi slot Việt Nam Nền tảng tin cậy

Jul
10

Ngày 7/7/2023, Đại học Tài chính – Marketing phối hợp cùng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế - tài chính của các bộ, ngành trung ương; viện nghiên cứu, trường đại học.

Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận về thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nhận diện những thách thức và rào cản đặt ra trong phát triển kinh tế ban đêm ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm phát triển kinh tế ban đêm của một số quốc gia; từ đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.


PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu đề dẫn cho hội thảo


TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng viện Chiến lược và chính sách Tài chính, phát triển khai mạc hội thảo

Nội dung chủ đề hội thảo đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các Bộ ngành quan tâm tham dự trình bày tham luận và đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế ban đêm cho Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bao gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về xây dựng mô hình kinh tế ban đêm; giải pháp về vốn; giải pháp về quản lý kinh tế,...Kết quả trao đổi tại hội thảo sẽ là cơ sở khoa học để các bộ ngành, địa phương nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm cho Vùng đồng bằng Sông cửu Long trong thời gian tới.

Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong 6 vùng KT-XH của cả nước, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm ở cuối dòng chảy của sông Mekong trước khi đổ ra Biển Đông và một phần nhỏ ra Vịnh Thái Lan. Đây là một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1 đến 2 m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. Vùng đồng bằng có diện tích gần 4 triệu ha (39.734 km2), trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của hơn 18 triệu dân và được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp 55% sản lượng gạo (trong đó đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới), hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long có vị trí thiên nghiên rất thuận lợi, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có nhiều kênh rạch và bờ biển dài, có hoa quả bốn mùa đó là những lợi thế thiên nhiên ban tặng và đặc biệt là sự mến khách của người dân toàn bộ các yếu tố này tạo nên thế mạnh để phát triển kinh tế ban đêm.

Ngày 02/4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và một trong những giải pháp phát triển nhanh, bền vững kinh tế vùng là phát triển kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng về các hoạt động kinh tế đêm. Với những lợi ích mà loại hình kinh tế này có thể mang lại, phát triển kinh tế ban đêm đã được chú trọng trong những năm gần đây. Đề án phát triển kinh tế ban đêm cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hiện nay, tại một số đô thị du lịch lớn của Việt Nam, kinh tế đêm đã được quan tâm triển khai với những hình thức như các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ, các tuyến phố dịch vụ ẩm thực,... đã góp phần tạo việc làm, nguồn thu cho NSNN và phát triển kinh tế địa phương.

Mặc dù vậy, kinh tế ban đêm của Việt Nam mới ở bước đầu phát triển, có quy mô nhỏ, các loại hình dịch vụ, sản phẩm chưa đa dạng phong phú, số lượng các địa điểm kinh doanh ban đêm còn thấp. Số liệu thống kê cho thấy hiện nay cả nước mới chỉ có khoảng 20 chợ đêm, khoảng 1000 cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24 giờ. Bên cạnh đó, nhận thức về kinh tế ban đêm chưa đầy đủ; còn thiếu các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm thông qua cung cấp các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các sản phẩm, dịch vụ ban đêm tại hầu hết địa phương chưa có sự đa dạng, chủ yếu là ăn uống, các hoạt động văn hoá nghệ thuật còn chưa nhiều; các chợ đêm hay các khu phố đêm của một số địa phương chưa thực sự ấn tượng; nhiều dịch vụ văn hóa nghệ thuật, giải trí chưa tạo được nhiều cơ hội để khách trải nghiệm vào các hoạt động; các dịch vụ ban đêm hầu hết có quy mô trung bình và nhỏ; chưa có sự kết nối các dịch vụ để tạo ra các chương trình hấp dẫn du khách; thời gian mở cửa dịch vụ về đêm còn ngắn; các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều chưa có cơ quan hay bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động kinh tế ban đêm trong khi đây là một mô hình phát triển mới, có nhiều tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường…

Hình ảnh tại hội thảo











Trước đó, Chiều ngày 06/07/2023, tại Trụ sở 778 Nguyễn Kiệm, Phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM) đã có buổi trao đổi, làm việc với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) để triển khai hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ giữa hai đơn vị.

Về phía Viện Chiến lược và Chính sách tài chính có sự tham dự của TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng; TS. Lê Thị Thùy Vân, Phó Viện trưởng cùng lãnh đạo các Ban thuộc Viện. Về phía UFM, có sự tham dự của PGS. TS. Hồ Thủy Tiên, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS. TS. Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng cùng lãnh đạo Khoa, Phòng, Viện thuộc Trường.

Tại buổi làm việc, hai bên đã thảo luận, nhất trí các nội dung hợp tác trong giai đoạn 2023 - 2025 như hợp tác để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của 02 đơn vị đã được Bộ Tài chính giao; hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ khoa học & công nghệ; hợp tác tổ chức các hội thảo nhằm tư vấn, tham gia phản biện các chính sách của ngành Tài chính; hợp tác tổ chức tuyên truyền chính sách Nhà nước nói chung và chính sách ngành Tài chính nói riêng đạt hiệu quả; hợp tác trong hoạt động đào tạo, giảng dạy.

Được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Bộ Tài chính, cũng như sự quyết tâm của hai đơn vị, trong thời gian tới hai bên hy vọng sẽ đạt nhiều thành công trong hợp tác triển khai các nhiệm vụ trên.

Hồng Trang, Hồng Quân, Tấn Hưng, Văn Sang, Quyết Chiến

Một số đơn vị báo chí đưa tin về sự kiện:

Website Bộ Tài chính:

Thời báo Tài chính Việt Nam:

Tạp chí Tài chính:

Website Đảng bộ TP.HCM:

Đài truyền hình TP.HCM (HTV):

Tạp chí điện tử Thuế Nhà Nước:

VCCI:

Báo Dân Việt:

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận: