Nền tảng trò chơi slot Việt Nam Nền tảng tin cậy

May
30

Sáng ngày 27/5/2023, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi số: Xu hướng và ứng dụng công nghệ”. Hội thảo với sự tham dự và chủ trì của TS. Lê Trung Đạo, Phó Hiệu trưởng và TS. Trương Thành Công, Trưởng khoa Công nghệ thông tin.

Về phía khách mời, Hội thảo có sự góp mặt của Trung tá Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Giám đốc CN phía Nam, Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel; ông Vũ Văn Nhượng, tổng giám đốc công ty cổ phần công nghệ LogicBuy; TS. Nguyễn Quốc Huy, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật phần mềm, Đại học Sài Gòn; TS. Nguyễn Xuân Phi, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Ngân hàng AGRIBANK; ông Nguyễn Việt Phú Cường, Project Specialist, Công ty DWN.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Trung Đạo nhấn mạnh, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, mang lại những tác động vô cùng sâu rộng lên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, xã hội. Các cá nhân, tổ chức và quốc gia nói chung sẽ giành được lợi thế nếu tận dụng được sớm và hiệu quả các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại. Đặc biệt, khi thế giới vừa trải qua đại dịch COVID-19 thì quá trình chuyển đổi số trở thành tâm điểm, trở thành yêu cầu cấp thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại của tổ chức.

Hội thảo đã được lắng nghe 4 bài tham luận:


TS Tôn Thất Hòa An trình bày tham luận “Chuyển đổi số - Cơ sở và ứng dụng”


Trung tá Nguyễn Hữu Tuấn trình bày tham luận “Giải pháp Bayday learning – đề xuất áp dụng cho UFM”


TS Nguyễn Quốc Huy trình bày tham luận “Các yếu tố đánh giá hiện trạng năng lực chuyển đổi số”


ThS. Thái Thị Ngọc Lý trình bày tham luận “Hệ thống lưu trữ văn bằng chứng chỉ dựa trên chuỗi khối”

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã có những trao đổi, thảo luận sôi nổi về các nội dung xoay quanh chủ đề chính là chuyển đổi số, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyển đổi số như thế nào để mang đến hiệu quả cao.

Đáng chú ý, ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc, giảng viên khoa Công nghệ thông tin cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, tuy nhiên để áp dụng vào thực tế thì doanh nghiệp nào cũng gặp phải bài toán chi phí, luôn cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại. Ví dụ khoảng năm 2010, ở Việt Nam khi ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có 2 doanh nghiệp triển khai thành công là ô tô Trường Hải và vải Thái Tuấn. Công ty vải Thái Tuấn chi 10 tỷ để triển khai hệ thống và 1 tỷ để tập huấn cho nhân viên sử dụng hệ thống đó, chí phí rất lớn! Vì vậy, giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là triển khai theo Module, doanh nghiệp xác định nhu cầu mình cần là gì thì triển khai phần đó trước (ví dụ như: Kế toán, tài chính, nhân sự, quản lý vận hành, marketing,…), sau khi quy mô tăng lên có thể triển khai các module khác (quản lý chuỗi cung ứng, quản lý mối quan hệ khách hành, hệ thống Business Intelligent,…) nếu doanh nghiệp cần.

Ông Vũ Văn Nhượng đại diện công ty LogicBuy nêu rõ, chuyển đổi số nằm trong 8 mục tiêu chính của chính phủ. Môi trường giáo dục số bao gồm trước chuyển đổi số, sau chuyển đổi số và học trong môi trường chuyển đổi số cần có thiết bị công nghệ.

Trưởng phòng Công tác sinh viên UFM, ThS. Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, tại UFM luôn thể hiện rõ quyết tâm của lãnh đạo Nhà trường trong công tác chuyển đổi số, có nghị quyết riêng cho vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề con người ở đây cần làm là sự nhận thức, tuyên truyền, xây dựng văn hóa chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng. Thầy Hải đề xuất đối với CBVC Nhà trường cần có chính sách khuyến khích động viên, khen thưởng cho những người đi đầu, giai đoạn sau là bắt buộc và có chế tài tham gia.

Hội thảo đã mang đến một không gian trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thêm bằng chứng khoa học và các giải pháp, kiến nghị về những xu hướng, các ứng dụng công nghệ, và các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.

Một số hình ảnh khác tại hội thảo





Hồng Quân, Khánh Vy