Nền tảng trò chơi slot Việt Nam Nền tảng tin cậy

Mar
10

Sáng ngày 09/3/2023, hàng loạt các vấn đề về tài chính đất đai và các vấn đề khác có liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đã được các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, giảng viên mổ xẻ, đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm “Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) tổ chức.

Tham dự tọa đàm có sự hiện diện của GS.TS Trần Thọ Đạt, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Đồng giám đốc CFVG; Bà Tô Quỳnh Thảo - Đại diện Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính (tham dự trực tuyến); PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng, phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng UFM cùng các nhà khoa học, các chuyên gia, các giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.


Buổi tọa đàm “Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với sự chủ trì của GS.TS Trần Thọ Đạt, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thu hút sự tham gia từ nhiều chuyên gia kinh tế, nhà khoa học và giảng viên các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM. Các ý kiến đã tập trung vào các quy định liên quan đến vấn đề tài chính đất đai, cụ thể các khoản thu tài chính từ đất đai (Điều 147, 148, 149, 150…); giá đất (Điều 154, 156, 113, 152…); quản lý đất công (Điều 4, 208, 134, 192, 220, 118…).

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, GS.TS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-CP ngày 23/12/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); mục đích nhằm triển khai đồng thời huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể nhân dân hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đảm bảo yêu cầu chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả và quan trọng là phản ánh được ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; tạo ra không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là mục đích, ý nghĩa của việc lấy ý kiến dự thảo lần này. Với góc độ của Bộ Tài chính, Bộ đã có Công văn số 133/QLCS-TNĐ ngày 27/02/2023 của Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).




Buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi với nhiều đóng góp quan trọng, chuyên sâu và ban tổ chức sẽ tập hợp đầy đủ, trung thực, gửi Bộ Tài chính cũng như cơ quan soạn thảo, để ban soạn thảo có thể tiếp thu, chọn lọc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất một khi các nội dung của dự thảo được ban hành.

Tóm tắt các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm:
1.    PGS.TS Nguyễn Anh Phong – Trưởng Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học  Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM
-    Điều 147: trình bày các mục không logic, hệ thống hóa lại điều 147 theo nguyên tắc quyền sử dụng đất: các khoản thu từ sử dụng đất, các khoản thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các khoản thu từ chuyển mục đích sử dụng đất, các khoản thu từ vi phạm đất đai, các khoản thu từ phí và lệ phí liên quan tới đất đai.
Khoản 3: bổ sung nguyên tắc: các khoản thu phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và công bằng.
-    Điều 148: Mâu thuẫn với Luật NSNN theo cách phân chia. 
Nên ghi ngắn gọn: Các khoản điều tiết từ nguồn thu NSNN theo Luật NSNN. 
Thu từ đất đai thì phải điều tiết vì đất đai, nguồn thu từ đất phải ưu tiên đến giải quyết chính sách an sinh về chỗ ở tái định cư, giải quyết công ăn việc làm cho người dân bị mất đất, mất việc, an ninh, quốc phòng; chứ không phải đảm bảo an ninh lương thực, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
-    Điều 149: Nên chuyển điều này thành một hạng mục của Điều 147
-    Điều 154: Khoản 3 thiếu trường hợp: NN lấy đất thì bồi thường tính theo giá nào?
Khoản 4: giá đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm ổn định trong 05 năm, mặt khác bảng giá đất lại điều chỉnh hàng năm. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ tài chính, cần phải thống nhất.
Nếu muốn áp dụng bảng giá đất trong 5 năm, nhưng phải có thêm điều tiết, hệ số điều chỉnh cho thị trường
-    Điều 156: liên quan đến khoản 4 điều 154 thì lại thẩm định theo 2 khung giá đất.
Bổ sung cơ quan định giá độc lập, làm giá tham chiếu để cơ quan Nhà nước tham khảo
-    Điều 126: chưa thỏa mãn thực tế. Đối với dự án lớn, đấu giá chặt chẽ hơn, cần ràng buộc về ký quỹ.
-    Điều 118: giao đất không thu tiền, Sửa lại: Các đơn vị sự nghiệp công lập không thu tiền sử dụng đất (không phân biệt có tự chủ tài chính hay không)
-    Điều 209: Khoản 1, mục a sửa: đất sử dụng hỗ hợp phải được xác định ngay từ đầu, xác định mục tiêu bao nhiêu %

2.    PGS.TS Diệp Gia Luật – Trưởng Khoa Tài chính công, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
-    Điều 149. quy định rõ khi xác định nguồn thu này làm cơ sở cho các bên liên quan về quản lý, sử dụng đất xác định nguồn thu và trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên rà soát, thống nhất với các luật và quy định pháp lý khác có liên quan.
-    Điều 154. Cần phải có tính ổn định tương đối, những quy định quá chi tiết sẽ khó thực hiện
-    Điều 156. Hội đồng thẩm định “bảng giá đất” là bảng giá đất trên địa bàn hàng năm công bố. Hội đồng “thẩm định giá đất” là từng trường hợp cụ thể. Nên quy định trách nhiệm từng thành viên tham gia hội đồng thẩm định bảng giá và hội đồng thẩm định giá. Cần quy định trách nhiệm rõ ràng cho các thành viên.
-    Điều 113: Cần xem xét điều kiện từng địa phương cụ thể cần thiết thành lập Quỹ phát triển đất, không nên tất cả các địa phương đều thành lập
-    Điều 118: Cần quy định thống nhất là không thu tiền đối với đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất.

3.    TS. Trần Trung Kiên – Giám đốc chương trình Thuế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM
-    Điều 147: Bổ sung các khoản mở cho các khoản thu (thay đổi) từ luật bất động sản đang dự kiến ban hành năm 2025
-    Điều 154: cần bổ sung thêm cơ sở xác định giá đất (cần theo nguyên tắc giá thị trường). Xem xét việc định giá đất theo mục đích sử dụng khác nhau.
Bỏ dòng khung giá đất 5 năm. Cần thống nhất cập nhật bảng giá đất thường xuyên 01 năm. Giá bồi thường đền bù giải tỏa dựa trên giá thị trường
-    Điều 156: Thành phần tham gia hội đồng thẩm định giá đất, cần thể hiện rõ vai trò của tổ chức thẩm định giá

4.    ThS. Tô Thị Đông Hà – Trưởng Bộ môn Luật, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 147: khi sử dụng từ thuế chỉ nói đến 2 loại thuế. Cần có cụm từ mở để bao quát nhiều loại thuế hiện hành đang áp dụng và những loại thuế có thể trong tương lai Nhà nước sẽ ban hành, vd cụm từ “những nguồn thu khác theo Quy định pháp luật” hoặc “những luật thuế khác”. Trong dự thảo có sự mâu thuẫn trong sử dụng thuật ngữ. vd điều 154, khoản 4: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
-    Điều 149: hướng dẫn cụ thể để dịch vụ công được thực hiện bởi khu vực tư đảm bảo khách quan, minh bạch 
-    Điều 154: Xác định bảng giá đất, cần có lộ trình, không thể vội vàng đưa ra bảng giá bất cập. 
-    Vấn đề kiểm soát quyền lực: nêu cao tinh thần của chính quyền địa phương cấp cơ sở có sự liên thông giữa UBND các cấp

5.    PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc - Phó Trưởng Khoa, phụ trách Khoa Thẩm định giá – Kinh doanh bất động sản, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 147. ghi chưa đủ các loại thuế
-    Điều 148 khoản 2 không nên dùng từ “hỗ trợ”, mà thay là “bồi thường”
-    Điều 150. Có 3 nội hàm giá cả, giá trị thị trường, giá trị. Nên tính dựa trên nền tảng Giá trị
-    Điều 154: khoản (i) tính giá trị quyền sử dụng đất, nên đồng bộ trong mọi khâu định giá, bồi thường. dựa trên nền tảng giá trị, không dựa trên giá trị thị trường 
-    Điều 156: Xác lập lại tiêu chí Chuyên gia. Hội đồng chi tiết hơn về các Tổ
-    Điều 152: Đưa vào khái niệm “đất hoang hóa”
-    Điều 121: thiếu Nội dung đất trồng rừng sản xuất sang các loại đất khác trong nhóm Nông nghiệp: sang trồng cây lâu năm, hàng năm, đất lúa
-    Điều 153: Thống kê so sánh tại 1 khu vực là không khách quan

6.    ThS. Phan Thị Sao Vi - Giảng viên Khoa Thẩm định giá – KDBĐS, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 155: đã quy định tính tiền bồi thường về đất rồi nên không cần thiết đưa vào điều 154
-    Điều 154: Khoản 3, mục k) xác định giá khởi điểm trùng với điều 155.

7.    ThS. Nguyễn Lê Hà Thanh Na - Giảng viên Khoa Thuế - Hải quan, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 147. Đất nghĩa trang có cần quy định thời gian cụ thể bao lâu.
-    Ý kiến khác: Bổ sung thêm phương pháp mức độ năng lượng về đất quyết định đến giá đất.

8.    TS. Nguyễn Văn Vẹn – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 154: Bỏ bảng giá đất hàng năm để Chính phủ linh hoạt điều tiết, có thể ban hành 2 năm, xây dựng linh hoạt theo tiến trình thay đổi của giá thị trường
-    Dự án được giao không sử dụng trên 20 năm phải thu hồi trả lại

9.    TS. Lại Văn Nam - Trưởng khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 152, 154: Nguyên lý tính giá đất cần lưu ý đến hạ tầng số

10.    Bà Hoàng Thị Thu Huyền – Giám đốc trung tâm kinh tế học, Viện Xã hội vùng Nam Bộ
-    Điều 154: Đối với vùng không có bản đồ thì như thế nào?
-    Điều 113: Cần duy trì quỹ phát triển đất
-    Điều 118: Cơ quan tự chủ không thu tiền sử dụng đất.

11.    TS. Nguyễn Thanh Nhã – Trưởng Khoa Thuế - Hải quan, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Miễn cho các đơn vị sự nghiệp công lập
-    Điều 154: Bảng giá đất: dù xây dựng hàng năm hay 5 năm, mỗi tỉnh, địa phương có quy mô khác nhau, mục đích sử dụng phong phú. Việc xây dựng hằng năm khó khả thi, tất cả đều theo nguyên tắc thị trường. Cần có cơ sở xác định thị trường, đưa ra tiêu chí sát với thị trường

12.    GS.TS Trần Thọ Đạt
Sửa điều 149 thành điều 147 trong ý “Sự cần thiết phải quy định các khoản thu từ dịch vụ công từ đất đai (Vì Điều 147. Dự thảo Luật đã quy định….)

13.    ThS. Nguyễn Chí Nguyên – Giảng viên Khoa Thẩm định giá – KDBĐS, Trường Đại học Tài chính – Marketing
-    Điều 153: mục c Sửa lại: Phù hợp với giá đất phổ biến tại thời điểm định giá đất trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường.

Hồng Quân, Hồng Trang

Các đơn vị báo chí đưa tin:

Thời báo Tài chính Việt Nam:

Báo Tiền phong: